NAmAN
Thông thường khi nói đến văn hóa ứng xử, điều suy nghĩ trước tiên là cách thức “ mình thể hiện với người “ ra sao.
Trong đó có đề cập đến thái độ hành xử trong mọi tình huống: giao tiếp với người trên dưới, bạn bè, đối tác, thân sơ. Giao tiếp với cá nhân, với số đông, với cộng đồng.
Trong giao tiếp thường nhắc đến sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền, giai cấp và trong các chế độ xã hội, tôn giáo nhất định.
Khái niệm văn hóa cũng rất khác nhau bằng các định nghĩa, thậm chí trái ngược.
Nói chung, cả “ văn hóa “ và “ ứng xử “ là những từ ngữ được đa số nhìn nhận là luôn thể hiện ở mặt tích cực, mặc dù nó ẩn chứa cả mặt trái.
*
Cũng có một thứ ứng xử khác, đó là sự phản ứng của cá nhân đối với những điều của riêng mình.
Điều của riêng mình, có thể đó là hành vi, thậm chí không phải là hành động mà còn trong suy nghĩ và cảm nhận.
Đứng trước một sự lựa chọn, dù cho sự lựa chọn đó mức độ tác hại, ảnh hưởng không nhận rõ, dù công bố hay không, nó cũng ảnh hưởng đến xã hội.
Điều gì được sinh ra, đều có tác động đến cộng đồng. Cộng đồng, có nghĩa là đối với mọi người và cho cả mình.
*
Chọn một cách sống . Sống không có mục đích, không có sở thích, không mơ ước gì cũng là cách sống. Cách ứng xử như vậy thường là mất kiểm soát. Những gì mất kiểm soát thường dẫn đến chất lượng sống không ổn định.
Sống có mục đích cũng không phải dễ dàng. Mục đích ấy được cụ thể hóa trong từng cử chỉ, hành động. Mỗi cử chỉ, hành động đều dẫn đến nhiều kết quả khác nhau. Một suy nghĩ phù hợp, một động tác hoàn thiện, và luôn tập luyện để hoàn thiện hơn thì sẽ có những kết quả khác hơn nhiều.
Có một cách nhìn cho rằng - ứng xử là thái độ sống. Thái độ ấy được sinh ra do một quá trình thu nhận nhiều và cần thu nhận rất nhiều những gì cần thu nhận một cách có chủ đích. Thu nhận và nghiền ngẫm. Quan sát và nghiền ngẫm.
Khi có một sự kiện, một tình huống, một diễn biến xảy ra – một sự ứng xử thích hợp sẽ là một điều thú vị.
Một trận động đất, một thảm họa làm người ta phải phản ứng gần như tức khắc, không kịp suy nghĩ. Những thái độ khi ấy có lẽ đã bộc lộ bản chất tự nhiên nhất. Bản chất tự nhiên ấy là một quá trình được tích lại có khi hàng trăm năm.
Sự chuẩn bị, sự ươm trồng từng phút giây là quan trọng mà người ta gọi là sự rèn luyện. Sau đó, cứ để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên như là có qui luật. Không can thiệp thô bạo, không phá hỏng quá trình tự nhiên mà nên tác động bằng một ứng xử tích cực, và cứ như thế mỗi ngày….
Như vậy, nếu muốn có thái độ đúng với người, trước hết là thái độ đối với chính mình.
Luôn mong hoàn thiện chính mình, đó cũng là một hành xử mang tính nhân văn.
NAmAN viết cho blogcaosuviet.
Thông thường khi nói đến văn hóa ứng xử, điều suy nghĩ trước tiên là cách thức “ mình thể hiện với người “ ra sao.
Trong đó có đề cập đến thái độ hành xử trong mọi tình huống: giao tiếp với người trên dưới, bạn bè, đối tác, thân sơ. Giao tiếp với cá nhân, với số đông, với cộng đồng.
Trong giao tiếp thường nhắc đến sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền, giai cấp và trong các chế độ xã hội, tôn giáo nhất định.
Khái niệm văn hóa cũng rất khác nhau bằng các định nghĩa, thậm chí trái ngược.
Nói chung, cả “ văn hóa “ và “ ứng xử “ là những từ ngữ được đa số nhìn nhận là luôn thể hiện ở mặt tích cực, mặc dù nó ẩn chứa cả mặt trái.
*
Cũng có một thứ ứng xử khác, đó là sự phản ứng của cá nhân đối với những điều của riêng mình.
Điều của riêng mình, có thể đó là hành vi, thậm chí không phải là hành động mà còn trong suy nghĩ và cảm nhận.
Đứng trước một sự lựa chọn, dù cho sự lựa chọn đó mức độ tác hại, ảnh hưởng không nhận rõ, dù công bố hay không, nó cũng ảnh hưởng đến xã hội.
Điều gì được sinh ra, đều có tác động đến cộng đồng. Cộng đồng, có nghĩa là đối với mọi người và cho cả mình.
*
Chọn một cách sống . Sống không có mục đích, không có sở thích, không mơ ước gì cũng là cách sống. Cách ứng xử như vậy thường là mất kiểm soát. Những gì mất kiểm soát thường dẫn đến chất lượng sống không ổn định.
Sống có mục đích cũng không phải dễ dàng. Mục đích ấy được cụ thể hóa trong từng cử chỉ, hành động. Mỗi cử chỉ, hành động đều dẫn đến nhiều kết quả khác nhau. Một suy nghĩ phù hợp, một động tác hoàn thiện, và luôn tập luyện để hoàn thiện hơn thì sẽ có những kết quả khác hơn nhiều.
Có một cách nhìn cho rằng - ứng xử là thái độ sống. Thái độ ấy được sinh ra do một quá trình thu nhận nhiều và cần thu nhận rất nhiều những gì cần thu nhận một cách có chủ đích. Thu nhận và nghiền ngẫm. Quan sát và nghiền ngẫm.
Khi có một sự kiện, một tình huống, một diễn biến xảy ra – một sự ứng xử thích hợp sẽ là một điều thú vị.
Một trận động đất, một thảm họa làm người ta phải phản ứng gần như tức khắc, không kịp suy nghĩ. Những thái độ khi ấy có lẽ đã bộc lộ bản chất tự nhiên nhất. Bản chất tự nhiên ấy là một quá trình được tích lại có khi hàng trăm năm.
Sự chuẩn bị, sự ươm trồng từng phút giây là quan trọng mà người ta gọi là sự rèn luyện. Sau đó, cứ để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên như là có qui luật. Không can thiệp thô bạo, không phá hỏng quá trình tự nhiên mà nên tác động bằng một ứng xử tích cực, và cứ như thế mỗi ngày….
Như vậy, nếu muốn có thái độ đúng với người, trước hết là thái độ đối với chính mình.
Luôn mong hoàn thiện chính mình, đó cũng là một hành xử mang tính nhân văn.
NAmAN viết cho blogcaosuviet.