Nhiều công việc văn phòng có thể là nguồn gốc của nhiều căn bệnh khác nhau, cứ âm thầm xuất hiện và đôi khi những người làm việc văn phòng bị mắc bệnh mà không hiểu tại sao.
Vì không hiểu tại sao nên thường chủ quan, không biết cách phòng bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.
Tư thế ngồi
Hầu hết nhân viên văn phòng đều phải sử dụng thành thạo vi tính, làm việc với chiếc máy vi tính liên tục tám giờ/ngày hoặc có thể kéo dài hơn. Bạn có thể tự hỏi khi sử dụng máy vi tính chúng ta đã ngồi đúng tư thế chưa? Ngồi đúng tư thế là ngồi phải thẳng lưng, sao cho cột sống nằm trên đường dọc thẳng, như thế sức nặng của vùng thân trên sẽ được chia đều cho các đĩa đệm của cột sống, làm cho hiện tượng thoái hóa, xẹp đĩa đệm đến chậm hơn.
Nếu chúng ta có thói quen ngồi sai tư thế như chồm người ra trước, ưỡn người ra sau, hay xoay nghiêng người thì cột sống sẽ bị biến dạng (cong, gù, vẹo) và bệnh cảnh thoái hóa cột sống xuất hiện rất nhanh.
Khi ngồi làm việc phải tạo một khoảng cách thích hợp giữa ghế ngồi, bàn phím và máy vi tính. Giữ cột sống thẳng, có thể tựa nhẹ lưng vào thành ghế phía sau. Cánh tay và cẳng tay ở tư thế gần thẳng góc với nhau, bàn tay tựa nhẹ vào bàn phím và các ngón tay gõ phím nhẹ nhàng. Cần có khoảng cách thích hợp giữa màn hình vi tính với mắt, làm sao để nhìn ra phía trước là đúng vào màn hình. Nếu phải cúi mặt xuống hoặc ngẩng lên mới nhìn rõ màn hình, hay cần với tay ra trước mới đánh được các phím thì đó là tư thế sai vì sẽ làm chúng ta bị đau vai, cánh tay, cổ tay, đau cột sống cổ...
Chọn ghế
Phải chọn ghế ngồi hợp lý. Độ lớn của mặt ghế phù hợp, mặt ghế có nệm êm ái và bằng phẳng không được lồi lõm, thân ghế có độ cao thích hợp... Nếu ghế ngồi không thỏa mãn được những vấn đề này thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh, lâu dần khung chậu sẽ bị chênh và cột sống bị cong vẹo.
Khi ngồi, hai chân để thõng xuống một cách thoải mái, đùi và cẳng chân vuông góc, hai bàn chân tiếp đất nhẹ nhàng. Tư thế bắt chéo chân lên gối hay gác chân lên một vật gì đó kéo dài đều gây những rối loạn cho vùng khung chậu, dây chằng của vùng đùi, cẳng chân và khớp gối.
Tránh gió
Khi ngồi làm việc nên tránh hướng gió của máy lạnh hay quạt, đặc biệt là quạt trần thổi trực tiếp vào người từ trên đầu, phía trước mặt hay phía sau lưng vì không sớm thì muộn sẽ bị nhiễm gió và lạnh, gây đau đầu, đau thắt lưng, đau cột sống cổ, viêm mũi xoang, liệt mặt ngoại biên...
Không nên ngồi hay đứng cùng một tư thế quá lâu vì có thể bị tình trạng ứ huyết (máu lưu thông không đầy đủ) gây nhiều chứng bệnh về sau như giãn tĩnh mạch, thuyên tắc tĩnh mạch... Ngồi hoặc đứng lâu quá cũng làm các cơ, gân, dây chằng bị căng cứng, nhức mỏi, sa giãn...
Biết nghỉ ngơi
Chuyện sử dụng hai bàn tay để gõ bàn phím sao cho các khớp ngón tay được khỏe mạnh không sưng đau cũng là một nghệ thuật. Thông thường chúng ta sử dụng các ngón tay để gõ bàn phím quá nhanh, thực hiện quá nhiều thao tác liên tục nhiều giờ trong ngày và trong thời gian dài (nhiều năm). Với khối lượng công việc như vậy, làm sao các khớp nhỏ nhắn của bàn tay, ngón tay có thể chịu nổi! Dần dần chúng ta sẽ thấy các khớp bàn - ngón tay bị tê cứng, đau nhức đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dậy, cơn đau có thể giảm dần trong ngày nhưng lại xuất hiện đau nhiều hơn vào ban đêm và sáng hôm sau.
Nếu không biết cách đề phòng, bệnh ngày càng nặng hơn, các ngón tay sẽ đau liên tục, các khớp bàn ngón và khớp ngón tay bị biến dạng, cứng, co duỗi các ngón tay bị hạn chế và rồi không còn gõ bàn phím được nữa.
Cần biết làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đồng thời kết hợp xoa bóp hai bàn tay nhiều lần trong ngày. Nếu có thời gian và điều kiện thì ngâm hai bàn tay vào nước muối ấm (vừa đủ ấm) trước khi đi ngủ để khí huyết lưu thông và các khớp được mềm dẻo, linh hoạt.
Thư giản mắt
Khi phải làm việc không ngừng trong thời gian dài sẽ rất có hại cho mắt, đặc biệt khi thức đêm làm việc. Sự nghỉ ngơi ngắn (5-10 phút) sau mỗi giờ sử dụng vi tính là rất cần thiết.
Thấy mắt đã có dấu hiệu mỏi mệt, cảm giác nặng hai mắt, kèm theo chảy nước mắt hoặc mắt bị cộm, xót do khô nước mắt thì phải ngưng làm việc để mắt được thư giãn, đồng thời tự xoa bóp vùng mắt và tập luyện một số động tác dưỡng sinh để sự điều tiết cũng như thị lực của mắt được phục hồi nhanh chóng.
Vì không hiểu tại sao nên thường chủ quan, không biết cách phòng bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.
Tư thế ngồi
Hầu hết nhân viên văn phòng đều phải sử dụng thành thạo vi tính, làm việc với chiếc máy vi tính liên tục tám giờ/ngày hoặc có thể kéo dài hơn. Bạn có thể tự hỏi khi sử dụng máy vi tính chúng ta đã ngồi đúng tư thế chưa? Ngồi đúng tư thế là ngồi phải thẳng lưng, sao cho cột sống nằm trên đường dọc thẳng, như thế sức nặng của vùng thân trên sẽ được chia đều cho các đĩa đệm của cột sống, làm cho hiện tượng thoái hóa, xẹp đĩa đệm đến chậm hơn.
Nếu chúng ta có thói quen ngồi sai tư thế như chồm người ra trước, ưỡn người ra sau, hay xoay nghiêng người thì cột sống sẽ bị biến dạng (cong, gù, vẹo) và bệnh cảnh thoái hóa cột sống xuất hiện rất nhanh.
Khi ngồi làm việc phải tạo một khoảng cách thích hợp giữa ghế ngồi, bàn phím và máy vi tính. Giữ cột sống thẳng, có thể tựa nhẹ lưng vào thành ghế phía sau. Cánh tay và cẳng tay ở tư thế gần thẳng góc với nhau, bàn tay tựa nhẹ vào bàn phím và các ngón tay gõ phím nhẹ nhàng. Cần có khoảng cách thích hợp giữa màn hình vi tính với mắt, làm sao để nhìn ra phía trước là đúng vào màn hình. Nếu phải cúi mặt xuống hoặc ngẩng lên mới nhìn rõ màn hình, hay cần với tay ra trước mới đánh được các phím thì đó là tư thế sai vì sẽ làm chúng ta bị đau vai, cánh tay, cổ tay, đau cột sống cổ...
Chọn ghế
Phải chọn ghế ngồi hợp lý. Độ lớn của mặt ghế phù hợp, mặt ghế có nệm êm ái và bằng phẳng không được lồi lõm, thân ghế có độ cao thích hợp... Nếu ghế ngồi không thỏa mãn được những vấn đề này thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh, lâu dần khung chậu sẽ bị chênh và cột sống bị cong vẹo.
Khi ngồi, hai chân để thõng xuống một cách thoải mái, đùi và cẳng chân vuông góc, hai bàn chân tiếp đất nhẹ nhàng. Tư thế bắt chéo chân lên gối hay gác chân lên một vật gì đó kéo dài đều gây những rối loạn cho vùng khung chậu, dây chằng của vùng đùi, cẳng chân và khớp gối.
Tránh gió
Khi ngồi làm việc nên tránh hướng gió của máy lạnh hay quạt, đặc biệt là quạt trần thổi trực tiếp vào người từ trên đầu, phía trước mặt hay phía sau lưng vì không sớm thì muộn sẽ bị nhiễm gió và lạnh, gây đau đầu, đau thắt lưng, đau cột sống cổ, viêm mũi xoang, liệt mặt ngoại biên...
Không nên ngồi hay đứng cùng một tư thế quá lâu vì có thể bị tình trạng ứ huyết (máu lưu thông không đầy đủ) gây nhiều chứng bệnh về sau như giãn tĩnh mạch, thuyên tắc tĩnh mạch... Ngồi hoặc đứng lâu quá cũng làm các cơ, gân, dây chằng bị căng cứng, nhức mỏi, sa giãn...
Biết nghỉ ngơi
Chuyện sử dụng hai bàn tay để gõ bàn phím sao cho các khớp ngón tay được khỏe mạnh không sưng đau cũng là một nghệ thuật. Thông thường chúng ta sử dụng các ngón tay để gõ bàn phím quá nhanh, thực hiện quá nhiều thao tác liên tục nhiều giờ trong ngày và trong thời gian dài (nhiều năm). Với khối lượng công việc như vậy, làm sao các khớp nhỏ nhắn của bàn tay, ngón tay có thể chịu nổi! Dần dần chúng ta sẽ thấy các khớp bàn - ngón tay bị tê cứng, đau nhức đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dậy, cơn đau có thể giảm dần trong ngày nhưng lại xuất hiện đau nhiều hơn vào ban đêm và sáng hôm sau.
Nếu không biết cách đề phòng, bệnh ngày càng nặng hơn, các ngón tay sẽ đau liên tục, các khớp bàn ngón và khớp ngón tay bị biến dạng, cứng, co duỗi các ngón tay bị hạn chế và rồi không còn gõ bàn phím được nữa.
Cần biết làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đồng thời kết hợp xoa bóp hai bàn tay nhiều lần trong ngày. Nếu có thời gian và điều kiện thì ngâm hai bàn tay vào nước muối ấm (vừa đủ ấm) trước khi đi ngủ để khí huyết lưu thông và các khớp được mềm dẻo, linh hoạt.
Thư giản mắt
Khi phải làm việc không ngừng trong thời gian dài sẽ rất có hại cho mắt, đặc biệt khi thức đêm làm việc. Sự nghỉ ngơi ngắn (5-10 phút) sau mỗi giờ sử dụng vi tính là rất cần thiết.
Thấy mắt đã có dấu hiệu mỏi mệt, cảm giác nặng hai mắt, kèm theo chảy nước mắt hoặc mắt bị cộm, xót do khô nước mắt thì phải ngưng làm việc để mắt được thư giãn, đồng thời tự xoa bóp vùng mắt và tập luyện một số động tác dưỡng sinh để sự điều tiết cũng như thị lực của mắt được phục hồi nhanh chóng.
BS LÊ HÙNG (nguyên phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM)
Cần tập thói quen tốt và có sự tự quan sát để bảo vệ sức khỏe.
Trả lờiXóa