Trang

Raw rubber export-slide benefit exporters

The Sri Lanka Association of Manufacturers and Exporters of Rubber Products (SLAMERP) says that the cumulative amount of exports of raw rubber has fallen by 9 million metric tonnes for the period from January 2011 to November 2011 compared to the corresponding figures of 2010, according to figures released by the Export Development Board. However, a senior official of a rubber exporting firm said that local rubber exporters have benefited due to this as the cost of domestic manufacturing had reduced thus making value-added rubber products more affordable for the international markets.


“Raw rubber and rubber products are exported seldom with the present situation in the international market. However, if we can further reduce cost of production we will be able to reduce the prices for the international market,” the official said on the condition of anonymity. 

However, he says that that the recent auction prices of all types of raw rubber have increased by nearly Rs. 100-Rs. 150 including for those that were not bought at previous auctions.
“The auction held last week on February 16 recorded prices at an average of Rs.300 per kg, and some weren’t sold at all, but this week’s first auction date recorded massive price increases on all raw material prices and all raw rubber that weren’t sold last week was sold at around Rs.300 per kg this week. These changes that occur every week places us in a very unstable situation,” he said.
He also said that rubber exports aren’t based on yearly figures, as it is very hard to find export figures that are reliable. However, according to the SLAMERP reports there have been certain improvements in the industry.

“Presently, total production had increased by 5m metric tons and export values have been improved by USD 54m due to the price increase in rubber during the year 2011. During the year 2010 export value was around USD 154m,” he said.

http://www.nation.lk/edition/biz-news/item/3147-raw-rubber-export-slide-benefit-exporters.html
(ldtn)



Raw rubber export-slide benefit exporters



Giá cao su giảm nhẹ do áp lực bán chốt lời của nhà đầu tư


Trong phiên giao dịch tại Tokyo có lúc giá đã tăng lên mức 341,8 yen/kg, cao nhất kể từ tháng 9/2011
Hôm nay, giá cao su giao tháng 7 trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom) giảm 0,8 yen xuống 339,9 yên/kg (4.240 USD/tấn). Trong phiên có lúc giá đã đạt mức 341,8 yen/kg, cao nhất kể từ tháng 9/2011.

Giá cao su giao tháng 5 trên Sở Giao dịch tương lai Thượng Hải giảm 20 nhân dân tệ, xuống 29.215 nhân dân tệ/tấn (4.600 USD/tấn).

Giá cao su giảm nhẹ khi các nhà đầu tư bán ra thu lợi nhuận khi giá đang ở mức cao.

Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư trên Tocom, giá cao su sẽ vẫn được hỗ trợ và sẽ hồi phục trong tuần tới do nhiều thông tin không khả quan về nguồn cung và kỳ vọng nhu cầu tăng.

Số đơn trợ cấp thất nghiệp trong tuần của Mỹ ở mức thấp nhất 4 năm qua và niềm tin kinh doanh Đức tăng vượt mong đợi là các thông tin làm tăng niềm tin của nhà đầu tư về sự phục hồi của nền kinh tế.

Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới đang bước vào mùa khô - mùa rụng lá của cây cao su nên sản lượng được dự báo sẽ giảm. Mùa khô thường bắt đầu từ giữa tháng 4.

Tại London, giá dầu Brent tăng 72 cent, tương đương 0,6%, lên 123,62 USD/thùng. Giá dầu tăng sau khi Bộ Năng lượng Mỹ báo cáo tồn kho dầu tại Cushing, Oklahoma - điểm giao hàng cho các hợp đồng giao dịch trên sàn New York, đã giảm 1% trong tuần qua, xuống còn 32,2 triệu thùng. Đây là mức sụt giảm đầu tiên trong 5 tuần qua. 

Demand for rubber increases


 

Written by Srian Obeyesekere.

A shortage of rubber to meet the required rubber production and an increasing demand for natural rubber had led the Rubber Development Department (RDD) to target the North-East provinces for further expansion, Director General, RDD R.B. Premadasa told The Nation.

He said that an estimated 200,000 metric tons was required to meet the 65% local demand and 35 % foreign market demand. Rubber production, if increased, could bring into the country huge foreign exchange while providing more employment opportunities.

“The demand of the natural rubber is increasing gradually. The current natural rubber plantation area is not enough to supply required amount of rubber production. There is no potential for further expansion of the rubber cultivation in traditional wet zone,” The Director General said.
Accordingly, RDD was tapping the intermediate zone in the South, Uva, North and East provinces for further expansion of rubber cultivation utilising a government subsidy of Rs.19 million.

“Already, 121.6 hectares of land has been cultivated in Ampara’s Padiyatalawa with 226 holdings and 11.25 hectares in Maha Oya with 27 holdings in just over one year. Altogether 25 hectares was tapped in Padiyatalawa. All other lands are in immature stage, the Director General disclosed.

In Vavuniya’s North and South Divisional Secretary areas planting started in 2010 covering 1.87 hectares with four holdings and in 2011 16.7 hectares with 9 holdings,” Premadasa added. 
He said that rubber exports fetched total revenue of Rs. 120642.68 million in 2011 with a total extent of 126,600 hectares cultivated.

http://www.nation.lk/edition/todays-news/item/3230-demand-for-rubber-increases.html
(ldtn)
The current natural rubber plantation area is not enough to supply required amount
of rubber production.
 
Trích nguồn: http://www.caosuviet.net/

SIBUR and Reliance form a Joint Venture to produce butyl rubber in India



Combined reports


SIBUR, Russia and Eastern Europe's largest petrochemical company, and Reliance Industries Limited (RIL), India's largest private company, have agreed to form a joint venture named Reliance Sibur Elastomers Private Limited to produce 100,000 tons of butyl rubber per year in Jamnagar, India.

The JV will be the first manufacturer of butyl rubber in India and the fourth largest supplier of butyl rubber in the world, Equity Bulls reports.
The JV will cater to the demand for synthetic rubber from the Indian automotive industry of over 75,000 tonnes per year, which is currently satisfied by imports. Investment in the JV is in line with Reliance's vision of emerging as a significant player in the global synthetic rubber market.

Reliance share in the JV will total 74.9%, while Sibur will account 25.1%. The JV will invest US$450 million to construct the facility, which is expected to be commissioned in mid-2014. Reliance and SIBUR also signed a technology licence agreement facilitating use by the JV of SIBUR's proprietary butyl rubber production technology at the new production facility. SIBUR will develop basic engineering design for the facility and also train the JV's personnel at SIBUR's production site in Togliatti, Russia.

The Reliance Industries Ltd stock closed the day at Rs.833.20, down by Rs.8.60 or 1.02%. The stock hit an intraday high of Rs.855.70 and low of Rs.830.30.
The total traded quantity was 8.24 lakhs compared to 2 week average of 8.64 lakhs.

http://indrus.in/articles/2012/02/24/sibur_and_reliance_form_a_joint_venture_to_produce
_butyl_rubber_in_i_14949.html
(ldtn)
butyl rubber production technology
Nguồn: http://www.caosuviet.net/

Thư giãn cuối tuần.

Tình thương không lời


Cha tôi dường như không biết thể hiện tình yêu thương của mình. Cả gia đình tôi sống vui vẻ và thoải mái, tất cả cũng là nhờ mẹ tôi. Hàng ngày cha cứ sáng sớm đi làm, chiều tối về nhà. Thế nhưng sau khi nghe mẹ tôi kể về những tội mà chúng tôi phạm phải trong ngày thì cha lại không ngớt lời rầy la chúng tôi.

Có lần tôi ăn trộm một cây kẹo ở cửa tiệm nhỏ đầu phố. Cha biết chuyện và nhất định bắt tôi đem trả. Không những thế cha còn bắt tôi đến quét dọn cửa tiệm để chuộc lại lỗi lầm. Lần ấy duy chỉ có mẹ hiểu bởi dù sao tôi cũng chỉ là đứa trẻ mà thôi. 

Tôi chơi bóng sơ ý bị gãy chân. Trên đường đến bệnh viện, người ôm tôi vào lòng là mẹ. Cha dừng xe hơi của ông trước cửa phòng cấp cứu, nhưng người bảo vệ yêu cầu ông đậu xe nơi khác vì chỗ đó chỉ dành cho những xe cấp cứu đỗ mà thôi. Cha nghe xong liền nổi giận: "Thế ông tưởng xe của chúng tôi là xe gì ? Xe du lịch chắc ?".

Trong những buổi tiệc mừng sinh nhật của tôi, cha chẳng giống một người cha chung vui với tôi chút nào. Cha chỉ mải lo thổi bong bóng, bày bàn tiệc hoặc làm những việc phục vụ vặt vảnh. Vẫn là mẹ cắm nến lên bánh kem và đưa đến cho tôi thổi. 

Xem những album ảnh, bạn bè thường hỏi: "Cha bạn ở đâu vậy ?". Chỉ có trời mới hiểu nổi, vì lúc nào cha cũng là người cầm máy chụp hình. Còn mẹ và tôi thì luôn cười tươi như hoa và ảnh chụp dĩ nhiên là vô số.

Tôi còn nhớ có lần mẹ nhờ cha dạy cho tôi tập đi xe đạp. Tôi xin cha khoan hãy buông tay ra, nhưng cha nói đã đến lúc cha không nên vịn xe cho tôi nữa. Và thế là cha buông tay. Tôi té xuống đất, mẹ vội chạy lại đỡ tôi dậy, còn cha thì khoát tay ra hiệu mẹ tránh ra. Lúc đó tôi rất giận, và nhất định phải chứng tỏ cho cha thấy tôi cũng không cần sự giúp đỡ. Nghĩ vậy tôi lập tức gắng leo lại lên xe và chạy một mình cho cha xem. Lúc ấy cha chỉ đứng yên và nở một nụ cười.

Tôi vào đại học, tất cả thư từ đều do mẹ viết cho tôi. Cha chỉ gửi tiền ăn học và duy nhất một bức thư ngắn trong vòng bốn năm trời, nội dung chỉ vẻn vẹn vài dòng về chuyện tôi rờii khỏii nhà đi học xa nên chẳng còn ai đá bóng trên thảm cỏ trước nhà nữa khiến thảm cỏ của cha ngày một tươi tốt.

Mỗi lần tôi gọi điện về nhà, cha dường như đều rất muốn trò chuyện với tôi nhưng cuối cùng ông lại nói: "Cha gọi mẹ lại nghe điện nhé!".

Thế rồi tôi cũng kết hôn, lại vẫn là mẹ khóc. Cha chỉ sụt sịt mũi vài cái rồi bước ngay ra khỏi phòng.

Từ bé đến lớn, cha chỉ thường nói với tôi những điều như: "Con đi đâu đấy ?", "Mấy giờ về ?", "Xe còn đủ xăng không?", "Không, không được đi..." 

Cha hoàn toàn không biết thể hiện tình yêu thương của mình. Trừ phi...Trừ phi... Phải chăng cha đã thể hiện rất nhiều nhưng tôi lại vô tình không cảm nhận được tình thương yêu bao la đó ?

Thanh Hóa phấn đấu trồng mới 2.500 ha cao su


Theo bản tin trang web của thitruongcaosu. Năm 2012, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu trồng mới 2.500 ha cao su. Trong đó, cao su đại điền là 500 ha, cao su tiểu điền 2.000 ha, nâng tổng diện tích cao su toàn tỉnh lên 16.055 ha.
Diện tích cho khai thác mủ là 7.500 ha, sản lượng mủ khai thác đạt 7.500 tấn mủ khô.
Những địa phương có diện tích trồng cao su lớn là: Như Xuân, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Như Thanh, Thạch Thành…
Để thực hiện mục tiêu mở rộng nhanh diện tích trồng cao su, tỉnh Thanh Hóa đang từng bước thực hiện cơ giới hóa toàn bộ khâu làm đất, tạo điều kiện cho cây cao su sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.
Đồng thời, khuyến cáo người dân nên sử dụng các giống cao su có khả năng thích ứng, chống chịu khá với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình ở tỉnh và có năng suất, chất lượng mủ cao như: Rrim 600, Rric 712, GT1, Rric 121.

Chăm sóc làn da sau một đêm không ngủ.


Trong mùa World Cup, nhiều người thức khuya để “chiến đấu” cùng những trận cầu, vì vậy làn da sẽ xấu, khô, thâm quầng. Để “tiếp sức” cho làn da không bị “xuống cấp” vì đêm trắng, mời bạn tham khảo lời khuyên của chuyên viên tư vấn dưới đây.
cham-soc-lan-da-sau-mot-dem-khong-ngu
Sau những buổi thức khuya, hãy tìm cách ngủ bù, ngủ sâu ngay khi có thể. Hạn chế uống bia rượu và hút thuốc lá.

- Uống cà phê hoặc trà đặc là cách để chống lại cơn buồn ngủ nhưng hai loại thức uống này là chất khử nước của da “hiệu quả” nhất. Do đó không nên uống những thứ này vào đêm khuya để tránh hại bao tử và giữ độ ẩm cho làn da.

- Nên uống nhiều nước, ăn trái cây, nhấm nháp bánh ngọt, nếu có cháo ăn khuya là tốt nhất (không nên uống nước có ga).

- Uống một ly sữa nóng để có giấc ngủ ngon và sâu. Rửa mặt sạch và nếu có thể bôi một lớp lotion giữ ẩm mỏng (thật mỏng) trong lúc thức khuya. Rửa mặt lại và bôi lớp lotion giữ ẩm mới trước khi đi ngủ.

- Nếu có điều kiện nên chuẩn bị một chậu nước ấm, nhỏ vài giọt tinh dầu oải hương và đặt 2 chân vào ngâm trong lúc thức. Cách này giúp tinh thần sảng khoái, máu huyết lưu thông đều, vì vậy làn da cũng được trợ lực hơn.

- Nếu thức khuya thì buổi sáng thức dậy nên rửa mặt bằng nước ấm, sau đó bôi một lớp kem dưỡng ẩm cùng nước hoa hồng để da đỡ bị khô và tránh mất nước.



Nguồn: http://tailieumoi.com/

TRỤC CAO SU LĂN KEO CÓ RÃNH (ROLLER GROOVES)


Trong ngành chế biến gỗ, lăn keo dán các chi tiết lại với nhau chiếm một phần rất lớn trong quá trình hình thành sản phẩm ở các công đoạn.

Để chắc chắn việc trải đều một lượng keo bằng nhau trên bề mặt, phụ thuộc vào các thông số khác nhau. Một trong những thông số đó là trục lăn keo cắt rãnh. 

Tùy loại sản phẩm, điều quan trọng là sự lựa chọn đúng loại rãnh cần cắt trên trục cao su lăn keo, mục đích là đạt được lượng keo trải trên bề mặt đúng như thiết kế. 

Kích thước rãnh  và mật độ rãnh trên trục cao su lăn keo sẽ xác định kết quả đúng nhất theo yêu cầu đặt ra.

Một yếu tố quan trọng khác làm ảnh hưởng đến độ đồng đều của lớp keo cần phủ là chế độ làm việc của trục cao su lăn keo có rãnh và trục gạt keo ( doctor roller ). 

Nếu lực ép giữa trục cao su lăn keo có rãnh và trục gạt keo quá lớn sẽ gây nên hiện tượng biến dạng các rãnh cắt trên trục cao su lăn keo, điều này làm lượng keo phủ lên không đúng như yêu cầu mong muốn.


Cho và nhận

Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn. Ông mệt lả và khát khô, sẵn sàng đánh đổi bất kì cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.

Đi mãi đi mãi, đến khi đôi chân của ông đã sưng lên nhức nhối, ông thấy 1 căn lều: cũ, rách nát, không cửa sổ.

Ông nhìn quanh căn lều và thấy ở 1 góc tối, có 1 cái máy bơm nước cũ và rỉ sét. Tất cả trở nên lu mờ đi bên cạnh cái máy bơm nước, người đàn ông vội vã bước tới, vịn chặt vào tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có 1 giọt nước nào chảy ra cả.

Thất vọng, người đàn ông lại nhìn quanh căn lều. Lúc này, ông mới để ý thấy 1 cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, ông đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên: “Hãy đổ hết nuớc trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi, hãy nhớ đổ nước đầy lại vào chiếc bình này”.

Người đàn ông bật cái nắp bình ra, và đúng thật, trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, người đàn ông rơi vào 1 tình thế bấp bênh. Nếu ông uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn ông có thể sống sót. Nhưng nếu ông đổ hết nước vào cái bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất - rất nhiều nước.

Ông cân nhắc khả năng của cả hai sự lựa chọn: nên mạo hiểm rót nườc vào máy bơm để có nguồn nước trong lành hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc được lời chỉ dẫn? Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác nữa không......

Nhưng rồi cuối cùng, ông cũng quyết định rót hết nước váo cái máy bơm. Rồi ông tiếp tục nhấn mạnh cái cần của máy bơm, một lần, hai lần ….chẳng có gì xảy ra cả! Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, ông sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên người đàn ông kiên trì bơm lên xuống, lần nữa, lần nữa …. nước mát và trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Người đàn ông vội vã hứng nước vào bình và uống.

Rồi ông hứng đầy bình, dành cho người nào đó có thể không may mắn bị lạc đưòng như ông và sẽ đến đây. Ông đậy nắp bình, rồi viết thêm 1 câu dưới dòng chữ có sẵn trên bình: “Hãy làm theo chỉ dẫn. Bạn phải cho trước khi bạn có thể nhận.”

Nguồn: http://hoathuytinh.com/


Ống cao su không lót bố

Ong cao su khong lot bo

Ống cao su là sản phẩm rất thông dụng trên thị trường.

Có trường hợp ống cao su có lót bố bên trong, đôi khi chỉ có cao su.

Hình bên cạnh là ống cao su không cần lót bố.

Tiêu chuẩn ống cao su trong ngành cao su kỹ thuật cũng thay đổi theo từng thiết bị và ngành nghề. Có loại cần dùng kích thước đường kính trong chính xác, có ống cần chính xác đường kính ngoài.


Khách hàng cần cung cấp đầy đủ yêu cầu khi đặt hàng thì công việc sản xuất được chính xác...


Cao su thiên nhiên vẫn xuất chủ yếu qua đường tiểu ngạch.

Theo bản tin trang web của thongtinthitruongcaosu. Trong năm 2011, trong tổng số 208 doanh nghiệp xuất khẩu cao su thiên nhiên, vẫn  có đến 165 doanh nghiệp phụ thuộc vào xuất khẩu tiêu ngạch.

Quý 1/2012 tổng cục hải quan vừa công bố sản lượng cao su thiên nhiên xuất sang thị trường Trung Quốc đạt 69,822 tấn. Giá xuất bình quân đạt thấp, chỉ khoảng 2.746 USD/tấn, giảm 8,8% so với tháng 12/2011.

Nếu so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu cao su thiên nhiên tháng 1 năm nay giảm 7,9% về lượng, 42,6% về trị giá và 37,6% về đơn giá. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu mủ cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam, với sản lượng khoảng 43.400 tấn, trị giá 109,3 triệu USD, chiếm thị phần 62%.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc đang áp thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên chính ngạch ở mức 25% (tiểu ngạch 0%). Phương thức mua bán tiểu ngạch mà doanh nghiệp Việt Nam đánh giá không còn hấp dẫn thì với thương nhân Trung Quốc, việc phải chịu mức thuế quá cao nên vẫn khiến họ thích lựa chọn. Vì vậy, cao su vẫn được xuất theo đường tiểu ngạch rất nhiều.

Về đổi mới công nghệ, các nhà máy chế biến mủ tư nhân ít quan tâm đến. Nâng chất lượng vẫn tồn tại được, bởi hàng họ sản xuất ra bao nhiêu, đều có thể bán hết bằng đường tiểu ngạch.

Trưởng ban xuất nhập khẩu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) Ông Đinh Vạn Tiến cho biết, việc bán mủ cao su sang Trung Quốc tuy vẫn chiếm tỷ trọng hơn 60% tổng sản lượng, nhưng doanh nghiệp đã biết tìm ra nhiều phương thức giao dịch và xuất qua nhiều đường khác nhau chứ không chỉ phụ thuộc vào tiểu ngạch như trước.

Đối với các nhà máy lớn có lợi thế vốn, công nghệ chế biến mủ đạt tiêu chuẩn quốc tế, thường chọn xuất chính ngạch đi các thị trường Mỹ, EU, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc kể cả Trung Quốc. Xuất khẩu chính ngạch là cách làm ăn bài bản, phương thức thanh toán đảm bảo cho người bán, ít bị rủi ro về thị trường.

Xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng giá vùn vụt.

Theo bản tin của trang web caosu.net. Từ đầu năm 2012 đến nay, giá cao su thiên nhiên đã tăng gần 30%, trong quý 4/2011 từ chỗ giao dịch cao su thiên nhiên gần như tê liệt, sang năm 2012 giá cao su thiên nhiên lại tăng vùn vụt. Giá cao su thiên nhiên trên sàn giao dịch Tokyo ngày 13/2 đã tăng tới 24% so với 30/12/2011.  Giá cao su tấm hun khói RSS3 tại Thái Lan giao ngay tăng 0,95 USD/kg trong tháng 1, từ mức 3,35 USD cuối năm 2011 lên 4,3 USD/kg trong ngày 31/1, mức tăng tương đương 28,3%.

Theo tổ chức nghiên cứu cao su Quốc Tế (IRSG), nhu cầu cao su cả thiên nhiên lẫn tổng hợp trên thế giới năm 2011 đạt 25,5 triệu tấn và sẽ tăng lên mức 27,5 triệu tấn trong năm 2012. Trong khi đó, Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo mức tăng trưởng của ngành cao su tự nhiên năm 2012 sẽ tăng trong khoảng từ 2,8-3,8%, như vậy cung vẫn tăng chậm hơn cầu. 

Nhận định đà tăng của giá cao su chưa thể dừng lại, và có thể sẽ tăng tương tự vào tháng 2 năm ngoái bởi mùa khô ở các nước sản xuất chủ lực làm giảm lượng mủ cao su thiên nhiên. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam đã nhộn nhịp trở lại. Hiện tại cửa khẩu Móng Cái, mỗi ngày có 600 - 1.000 tấn cao su được xuất đi. 

Do thương nhân Trung Quốc mua vào với số lượng lớn nên giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng từ mức trên 20.000 NDT/tấn hồi trước Tết lên tới 23.000 NDT/tấn vào đầu tuần này. Thương lái Trung Quốc đang đổ xô qua biên giới để mua cao su.

Theo ANRPC, nhu cầu cao su thiên nhiên đang có dấu hiệu tăng mạnh từ thị trường Trung Quốc. Năm nay, Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ 3,61 triệu tấn cao su, tăng 3% so với năm ngoái. Giá cao su xuất khẩu sang các thị trường khác cũng đang tăng đều từ sau Tết đến nay. 

Theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), giá cao su SVR 3L xuất khẩu ngày 3/1/2012 ở mức 3.270 USD/tấn, tăng lên mức 3.450 USD/tấn vào ngày 31/1/2012. Hiện giá cao su xuất khẩu đang ở mức trên 3.700 - 3.750 USD/tấn, tăng gần 500 USD/tấn so với tháng 1. 

Tại thị trường trong nước, trước khi kỳ nghỉ Tết, giá cao su chỉ còn ở mức khoảng 68 triệu đồng/tấn. Nhiều công ty cao su lo ngay ngáy vì lượng cao su tồn kho khá lớn do tiêu thụ khó khăn, có công ty còn tồn tới 7.000 tấn cao su. Nhưng đến thời điểm này, trên sàn giao dịch SACOM-STE, cao su SVR 3L đã được giao dịch với giá 76,5 triệu đồng/tấn, tăng gần 10 triệu đồng/tấn so với cuối tháng 1.

Nhìn lại năm 2011, mặc dù trải qua quý 4 ảm đạm, nhưng ngành cao su Việt Nam đã có một năm thắng lớn về giá bán và kim ngạch xuất khẩu. Kể từ khi lần đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD vào năm 2006 và luôn duy trì ở mức trên dưới 1 tỷ USD cho đến năm 2009. 

Năm 2010 cao su tăng trưởng đột biến, cả nước xuất khẩu 760.000 tấn cao su và lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vượt mốc 2 tỉ USD, đạt 2,3 tỉ USD). Năm 2011 xuất khẩu 780.000 tấn, nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng vọt lên đến 3,2 tỷ USD. 

Với kết quả đó, xuất khẩu cao su xếp vị trí thứ 2 trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, sau gạo. Theo dự báo trước đó của Hiệp hội Cao su Việt Nam, mức giá trị này có thể sẽ đạt tới 3,7 tỷ USD, nếu giá xuất khẩu cao su không giảm sâu trong những tháng cuối năm 2011. 

Do thị trường cao su đã có những dấu hiệu xấu trong những tháng cuối năm 2011, vì vậy sang năm 2012, ngành cao su đã đề ra nhiều giải pháp để giữ giá cao su. Trong trường hợp giá giảm sâu thêm, sẽ điều tiết sản lượng khai thác theo hướng giảm trong năm 2012 để tác động giữ giá bán. 

Chú trọng thị trường nội địa khi thị trường thế giới biến động cũng là một trong những giải pháp được đề ra. Trong năm 2012, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) cam kết sẵn sàng ký kết các hợp đồng bán cao su nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao su công nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất cũng như các doanh nghiệp khác trong nước. 

VRG đã ký một biên bản thoả thuận với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM), trong năm 2012 VRG sẽ cung ứng cho VINACHEM khoảng 28.500 tấn cao su các loại. 

Thoả thuận nói trên nằm trong kế hoạch tăng cường tiêu thụ nội địa của VRG, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu cao su năm nay được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn. VRA dự báo sản lượng xuất khẩu của ngành cao su Việt Nam năm 2012 sẽ không cao hơn đáng kể so năm 2011, vào khoảng 800.000 tấn. 

Việt Nam sẽ vẫn xếp thứ 5 thế giới về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu, với thị phần khoảng 10% trên thế giới.

Nhìn hình ảnh không bằng đôi mắt


Khi vào thăm các bảo tàng nghệ thuật tranh, người ta thường nhắc nhau..., đứng xa một chút.

Đứng xa, người ta sẽ thấy được nhiều hơn.
Đứng xa để cái thị giác bớt đi, thêm vào đó là những cảm giác khác từ những giác quan khác.

Cảm thụ hình ảnh không chỉ bằng đôi mắt.
Người ta cảm thụ hình ảnh không chỉ có hiện tại, mà còn cả quá khứ sống của người đó. Thậm chí cả sự tưởng tượng về tương lai.....


Các đường nét, màu sắc là "cái mượn".
Thông điệp là ở trên, ở ngoài cái mượn đó.


Đừng nhìn vào tranh, mà hãy nhìn vào chính mình....khi xem tranh.......

TRỤC LÔ ÉP LƯỚI 2



                                

Như đã trình bày trục lô ép lưới góp phần quan trọng trong việc hình thành tờ giấy.Chức năng của trục lô ép lưới là ép bề mặt tấm chăn ( blanket ) tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt của lô lưới để :
- Làm thoát một phần nước .
- Lấy giấy từ mặt lô lưới lên chăn.
Nếu độ cứng của trục lô ép lưới quá cứng sẽ làm cho giấy bị nát dưới ép.
Nếu độ cứng của trục lô ép lưới mềm quá thì không đủ khô để giấy bám lên chăn ( trong trường hợp này phải tăng lực ép) về mặt kỹ thuật lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt lô lưới.
Tùy theo từng loại giấy cần sản xuất , độ cứng trục lô ép lưới cũng yêu cầu cho phù hợp. Thông thường độ cứng của trục lô ép lưới được chọn trong khoản từ 35 đến 40 sh A.

TRỤC LÔ CAO SU ÉP LƯỚI.

Trong công nghệ sản xuất giấy bằng máy xeo lưới tròn ( Cylinder paper machine ) vai trò của trục lô cao su ép lưới vô cùng quan trọng. Chất lượng giấy có đạt theo yêu cầu của nhà sản xuất hay không đều phụ thuộc vào trục lô cao su ép lưới và lô lưới.Cả về tính chất cơ lý cũng như ngoại quan, vì vậy ngoài lô lưới phải đạt chuẩn,trục lô cao su ép lưới khi chế tạo cũng cần tuân thủ các diều kiện sau:

- Trục lô cao su ép lưới khi gia công mài bề mặt phải thật phẳng suốt chiều dài làm việc.
- Độ cứng của trục lô cao su ép lưới phải đồng nhất.
- Chất liệu cao su để chế tạo trục lô cao su ép lưới chịu mài mòn tốt.

- Trên bề mặt cao su không được phép có lổ bọt khí ,đều này rất quan trọng và là một trong những yêu cầu khi chế tạo trục lô cao su ép lưới .

Lô lưới và trục lô cao su ép lưới sẽ trở thành một cặp đôi hoàn hảo khi chúng ta thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật của các nhà sản suất đặt ra..

Giá cao su thiên nhiên lên cao nhất 4 tháng.

Theo bản tin trang web của Gafin. Giá tăng do các nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn đang trong mùa đông, mùa khô. nên nguồn cung hạn chế.

Giá cao su thiên nhiên trên sàn Tokyo, tương lai tăng hơn 3% cao nhất gần 4 tháng trong phiên giao dịch hôm qua. 

Trên sàn Tokyo, giá cao su thiên nhiên tháng 7 tăng 8,7 yên/kg giữ ở mức 323,4 yên/kg (4,22 USD/kg). Có lúc giá đạt mức 324,7 yên/kg, mức cao nhất kể từ 17/10/2011.

Một trong những thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Ấn Độ, ước tính tiêu thụ cao su thiên nhiên nước này tăng 4% đạt mức hơn 1.000 tấn trong năm tài khóa 2011-2012. Ấn Độ đã tăng lượng sản xuất thêm hơn 9.000 tấn, khi tiêu thụ đạt 9,66 nghìn tấn trong năm tài khóa 2011-2012.


Những nhà sản xuất cao su tại Indonesia đang phản đối kế hoạch tăng thuế xuất khẩu cao su của chính phủ vì cho rằng điều đó sẽ gây hậu quả tồi tệ đối với xuất khẩu nước này. 

Tuần trước, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ giảm bất ngờ ở mức 8,3% thấp nhất trong 3 năm cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang dần hồi phục, có thể sẽ làm tăng nhu cầu với hàng hóa thô.


Nguồn được viết theo http://gafin.vn/

Suy ngẫm về sự vận động và nghề sản xuất cao su

Vòng đệm cao su phù hợp tiêu chuẩn FDA
Cuộc sống cũng giống như đang lái một chiếc xe đạp, để giữ thăng bằng cần phải đạp không ngừng.
Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. Einstein



Đôi khi những việc rất bình thường mà khó khăn lắm mới hiểu. Đó là mọi thứ luôn vận động, luôn thay đổi. Vận động, thay đổi như là một qui luật, như là không có thứ nào đứng yên, nhất định như vậy.Vậy mà, đôi khi chúng ta đã tích lũy được những kinh nghiệm xưa cũ và luôn giữ nó. Những sản phẩm cao su làm ra nhiều năm vẫn vậy, không chút đổi thay cải tiến. Chiếc xe đạp của Einstein chỉ ngã xuống đất thôi, còn chúng ta ..... sẽ không còn việc gì để làm nữa.

CHUYỆN CÁO VÀ CHÓ SÓI

Thư gian cuối tuần


 

Những đoạn thơ chọn lọc


Tôi gửi vào đây những vần thơ

Đẹp tựa dòng sông với đôi bờ
Của tuổi thanh xuân dào dạt ấy
Sóng cuộn trong tim những ước mơ.

**&**
Ai chắp cánh cho chim bay về tổ

Ai mở đường cho tuổi trẻ gặp nhau
Xưa kia có biết nhau đâu
Bây giờ đi học quen nhau chỗ này.


**&**

Đời là biển cả
Tuổi trẻ là đại dương
Lý tưởng là cánh buồm
Tương lai là gió lộng.

**&**

Sớm ấy vô tình khi chải tóc
Chạm làn hương sứ thoảng bâng khuâng
Anh đến bất ngờ chim bật hót
Phòng em phút chốc ngập đầy xuân.

**&**

Hoa đầu mùa bao giờ cũng đẹp
Nắng đầu mùa bao giờ cũng say
Mối tình đầu bao giờ cũng vậy
Rất đậm đà cũng rất đắng cay.

**&**

Tôi có người yêu tuổi học trò
Tính tình vui nhộn thật ngây thơ
Nhiều khi em đùa làm tôi giận
Nhưng giận làm sao được nửa giờ.

**&**

Chiều thứ bảy em về trong đơn lẻ
Áo trắng học trò thước kẻ phương xa
Vắng người ta trong nước mắt chan hoà
Cho áo trắng bơ vơ chiều thứ bày.

**&**

Là con gái xin đừng làm hoa dại
Nở bên đường cho ong bướm vây quanh
Cũng đừng làm một đám cỏ xanh
Sống dưới gót những người qua lại.

**&**

Đã là hoa xin đừng nở sớm
Đã là trái xin đừng chín non
Hoa nở sớm hoa tàn không nhuỵ
Trái chín non không chát thì chua.

**&**

Tưởng rằng muối mặn em ơi
Hóa ra nước mắt người đời mặn hơn
Ngập ngừng anh chẳng dám hôn
Cho nên anh phải cô đơn suốt đời.

**&**
Ác nhất trên đời vẫn là tình
Nó làm thiên hạ phải điêu linh
Nó xoay cuộc sống trào ra máu
Nó biến con người thẳng hóa cong.
*****
Sưu tầm

Campuchia tăng mạnh xuất khẩu gạo và cao su

Ngày 26/1, hãng tin AKP Phnom Penh cho biết xuất khẩu cao su và gạo của Campuchia trong năm 2011 tăng gần 200 triệu USD, theo một thống kê của Bộ Thương mại nước này.

Năm 2011, Campuchia đã xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp ra nước ngoài, chủ yếu là cao su và gạo. Theo các thống kê, xuất khẩu cao su và gạo năm 2011 đã tăng cả về số lượng và giá trị, đạt 304,8 triệu USD từ mức 121,8 triệu USD trong năm 2010.

Năm 2011, Campuchia đã xuất khẩu 170.700 tấn gạo trị giá 104 triệu USD và 46.700 tấn cao su trị giá 201 triệu USD. Trong khi đó, năm 2010, nước này xuất khẩu 140.000 tấn gạo trị giá 35,2 triệu USD và 30.000 tấn cao su trị giá 86,8 triệu USD.

Campuchia đang xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp bao gồm cả vừng, đậu, hạt điều, sắn, hàng hải sản, hạt tiêu, cà phê, lạc... tuy nhiên, gạo và cao su là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực.


Nguồn: http://caosu.net/ 







Những sản phẩm: Suction Cups, Vacuum Cups, Vacuum Grippers, Vacuum Pads

Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều thông tin về núm hút cao su, phễu hút chân không khi gõ các
từ khóa sau đây lên Google:

Suction Cups, Vacuum Cups, Vacuum Grippers, Vacuum Pads...

suction cups- pheu cao su
Ở đó có cả các đoạn video để xem các sản phẩm cao su ở dạng này làm việc ra sao.
Khi nhìn thấy việc nâng một bao xi măng thông qua một sản phẩm cao su này, mới thấy việc duy trì ổn định chất lượng một sản phẩm là quan trọng.

Nếu một trong các sản phẩm cao su bị lỗi, sẽ làm cho khách hàng tổn thất rất nhiều do sự cố xảy ra khi nâng hàng...


vLAB kiểm tra chất lượng đơn pha chế là chưa đủ. Công việc kiểm soát công nghệ để các sản phẩm được đồng nhất luôn là việc cần quan tâm.