Trang

Cao su thiên nhiên vẫn xuất chủ yếu qua đường tiểu ngạch.

Theo bản tin trang web của thongtinthitruongcaosu. Trong năm 2011, trong tổng số 208 doanh nghiệp xuất khẩu cao su thiên nhiên, vẫn  có đến 165 doanh nghiệp phụ thuộc vào xuất khẩu tiêu ngạch.

Quý 1/2012 tổng cục hải quan vừa công bố sản lượng cao su thiên nhiên xuất sang thị trường Trung Quốc đạt 69,822 tấn. Giá xuất bình quân đạt thấp, chỉ khoảng 2.746 USD/tấn, giảm 8,8% so với tháng 12/2011.

Nếu so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu cao su thiên nhiên tháng 1 năm nay giảm 7,9% về lượng, 42,6% về trị giá và 37,6% về đơn giá. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu mủ cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam, với sản lượng khoảng 43.400 tấn, trị giá 109,3 triệu USD, chiếm thị phần 62%.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc đang áp thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên chính ngạch ở mức 25% (tiểu ngạch 0%). Phương thức mua bán tiểu ngạch mà doanh nghiệp Việt Nam đánh giá không còn hấp dẫn thì với thương nhân Trung Quốc, việc phải chịu mức thuế quá cao nên vẫn khiến họ thích lựa chọn. Vì vậy, cao su vẫn được xuất theo đường tiểu ngạch rất nhiều.

Về đổi mới công nghệ, các nhà máy chế biến mủ tư nhân ít quan tâm đến. Nâng chất lượng vẫn tồn tại được, bởi hàng họ sản xuất ra bao nhiêu, đều có thể bán hết bằng đường tiểu ngạch.

Trưởng ban xuất nhập khẩu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) Ông Đinh Vạn Tiến cho biết, việc bán mủ cao su sang Trung Quốc tuy vẫn chiếm tỷ trọng hơn 60% tổng sản lượng, nhưng doanh nghiệp đã biết tìm ra nhiều phương thức giao dịch và xuất qua nhiều đường khác nhau chứ không chỉ phụ thuộc vào tiểu ngạch như trước.

Đối với các nhà máy lớn có lợi thế vốn, công nghệ chế biến mủ đạt tiêu chuẩn quốc tế, thường chọn xuất chính ngạch đi các thị trường Mỹ, EU, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc kể cả Trung Quốc. Xuất khẩu chính ngạch là cách làm ăn bài bản, phương thức thanh toán đảm bảo cho người bán, ít bị rủi ro về thị trường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét