Trang

Sản phẩm cao su phụ tùng hợp chuẩn tại Vietrubber

Yêu cầu thực tế của khách hàng và dựa vào các tiêu chuẩn là căn bản của các đơn phế và công nghệ cho các sản phẩm cao su kỹ thuật.

 Sản phẩm cao su kỹ thuật phù hợp thực phẩm

Sản phẩm cao su kỹ thuật phù hợp thực phẩm

Cao su thực phẩm luôn được vLAB kiểm soát

 

Cao su thực phẩm luôn được vLAB kiểm soát

 

VIETRUBBER là tên tiếng Anh của Công ty cao su Việt.
vLAB là phòng thử nghiệm tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 thuộc VIETRUBBER.

--
Blog Cao su Việt

Tài liệu cao su nhựa: Tác động của cấu trúc phân tử lên nhiệt độ chuyển thủy tinh Tg

 Trích bài viết về cao su từ thư viện cao su / phòng thử nghiệm cao su vLAB

Vietrubber - Ống cao su rót xi măng

Vietrubber - Ống cao su rót xi măng

 

Giá trị Tg có liên quan tới tính uốn dẻo của phân tử, nó được xác định bởi hàng rào năng lượng cản trở sự quay quanh các liên kết cộng hóa trị của mạch chính (ΔU). Vật liệu đàn hồi được đặc trưng bởi giá trị ΔU thấp, dẫn đến Tg thấp. Một vài ví dụ về các chuỗi polymer có tính uốn dẻo cao như: polydimethyl syloxane có Tg khá thấp = -125oC; polyethylene có Tg = –90°C. Tính uốn dẻo phân tử phụ thuộc vào cấu trúc phân tử, tương tác liên phân tử, thành phần và vị trí của các nhóm nhánh và trạng thái chuyển tiếp từ homopolymer thành copolymer.

So sánh giá trị Tg của các polymer cis- và trans- cho thấy có sự khác biệt giữa chúng. Các đồng phân trans có mức độ kết tinh cao hơn, và sự xuất hiện của pha kết tinh (ở hàm lượng cao của nó) có thể dẫn đến sự tăng Tg của pha vô định hình. Kết quả là sự khác biệt Tg có thể khá lớn. Ví dụ đối với polybutadiene, Tg của 1,4-cis- là -105oC, Tg của 1,4-trans- là -80oC; còn đối với polyisoprene Tg của 1,4-cis- là -73oC, Tg của 1,4-trans- là -60oC.

Ngoài ra, sự khác biệt của Tg cũng được xác định bằng thực nghiệm trong một số trường hợp do hàm lượng khác biệt của các đơn vị 1,2- và 3,4- trong các polymer so sánh. Sự xuất hiện của các đơn vị 1,2- và 3,4- có tác động lớn lên Tg do chúng tăng kích thước nhánh, làm giảm tính uốn dẻo của các chuỗi. Ví dụ, 1,2-polybutadiene có Tg = -5oC; đối với polyisoprene chứa 20-25% đơn vị 1,2- và 70-75% đơn vị 3,4- có Tg = 12oC.

Sự tạo vòng cũng làm giảm tính uốn dẻo phân tử, dẫn đến sự tăng Tg đáng kể. Ví dụ, đối với 1,4-cis-polybutadiene giá trị của Tg có thể tăng khoảng 100-150oC do sự tạo vòng dưới tác động của áp suất và nhiệt độ cao. Sự halogen hóa (clo hóa, brom hóa, flo hóa) vật liệu đàn hồi cũng dẫn đến sự tăng Tg, vượt quá nhiệt độ phòng. Sự tăng Tg của ebonite không chỉ phụ thuộc vào việc tăng mật độ của mạng lưới mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi cấu trúc chuỗi cao su.

Tham khảo từ tài liệu Low-Temperature Behaviour of Elastomers, M.F. Bukhina, S.K. Kurlyand, CRC Press, 2007, trang 30 - 32

(vtp-vlab-caosuviet)

Tag: chuyển thủy tinh, phục hồi

Vietrubber company - Đệm cao su dao cắt biên tôn

Vietrubber company - Đệm cao su dao cắt biên tôn



--
Blog Cao su Việt

Thương hiệu Surimi của Coimex sang thị trường EU

Tiên phong trong việc sản xuất Surimi tại Việt Nam, năm 2005, thương hiệu Surimi của Coimex chính thức trở thành thương hiệu Surimi Việt Nam trên thị trường EU và thế giới.

 

Năm 2011, Coimex đạt kim ngạch xuất khẩu 42,3 triệu USD, kế hoạch xuất khẩu năm nay là 43 triệu USD, và chỉ mới trong quý I, Coimex đã xuất khẩu đạt hơn 10 triệu USD, hoàn thành một phần tư chỉ tiêu kế hoạch năm.

 

Ông Lê Văn Kháng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Coimex cho biết: "Thường thì những tháng đầu năm, tỷ trọng xuất khẩu không lớn vì chưa vào mùa đánh bắt thủy hải sản, nguyên liệu không dồi dào. Song do đơn hàng chúng tôi đã ký kết dài hạn với đối tác nên từ trong năm, Coimex đã có kế hoạch đảm bảo bảo nguồn nguyên liệu sản xuất, để giao hàng đúng tiến độ cho khách hàng. Năm nay, tỉnh giao kế hoạch cho Coimex kim ngạch xuất khẩu là 49 triệu USD, nhưng chúng tôi chỉ dám nhận 43 triệu USD, số còn lại để chúng tôi phấn đấu. Tuy nhiên, nếu nguồn nguyên liệu ổn định, chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu đề ra".

 

Hiện các đơn hàng của Coimex đã được ký dài hạn, chiến lược nguồn nguyên liệu cho sản xuất đã ổn định. 4 nhà máy Coimex xây dựng và liên doanh liên kết đủ công suất, cũng như chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU. Dự kiến, tháng 7 tới đây, một nhà máy ở Kiên Giang cũng sẽ đi vào hoạt động.

 

Quá trình xây dựng nên thương hiệu Surimi Việt Nam của Coimex cũng gian nan như bất kỳ một thương hiệu nào của Việt Nam khi bước vào 'cửa ải' thị trường EU. Đó đầu tiên là chất lượng sản phẩm đạt chuẩn EU, là trình độ kỹ năng quản trị, là thời gian giao hàng… và hơn ai hết, đó là uy tín của thương hiệu đại diện cho một quốc gia khi mang trên mình thương hiệu của dân tộc: Surimi Việt Nam.

 

Surimi và sản phẩm mô phỏng từ chả cá là loại thức ăn nhanh được nhiều quốc gia châu Á và phương Tây rất thông dụng. Được chế biến thành nhiều mẫu mã đa dạng, đẹp mắt như càng cua, con tôm, cá viên, bánh bao… sản phẩm này có nguồn gốc từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và nhu cầu tiêu thụ Surumi mỗi ngày một tăng.

 

 

Mỗi năm Coimex có thể xuất khẩu trung bình 20.000 tấn Surimi nguyên liệu và khoảng 1.000 tấn sản phẩm Surimi mô phỏng. Vài năm gần đây, tổng giá trị xuất khẩu của công ty đạt gần 38 triệu USD một năm. Có thời điểm, như năm 2007, khối lượng surimi và các sản phẩm sau surimi của Coimex xuất khẩu ước chiếm khoảng một phần tư tổng khối lượng surimi xuất khẩu của cả nước.

 

Đặc biệt từ 2008, xuất khẩu surimi Việt Nam liên tục tăng mạnh, cả về lượng và giá trị. Giá xuất khẩu trung bình surimi đông lạnh của Việt Nam đang tăng dần theo thời gian: Trong tháng 8.2011 đã đạt 1,97 USD/kg, tăng 0,01 USD/kg so với tháng 7/2011 và tăng 0,24 USD/kg so với cùng kỳ năm 2010. Có những thời điểm giá surimi Việt Nam xuất khẩu đã tăng lên hơn 2,36 USD/kg.

 

Năm 2010 giá trị xuất khẩu của Coimex đạt gần 40 triệu USD, tăng 60% so với 23,4 triệu USD năm 2009, chiếm 20% tổng xuất khẩu Surimi của Việt Nam. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Coimex đạt 42,3 triệu USD, tăng hơn 6 triệu USD so với năm 2010; lợi nhuận 2011 đạt 24,765 tỷ đồng, tăng 17,9% so với kế hoạch đề ra. Liên tục trong 2 năm 2010-2011, Coimex đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu sang Liên bang Nga và EU.

 

Mới đây, Coimex vừa hợp tác với tập đoàn Shuanghui - một tập đoàn chế biến thực phẩm của Trung Quốc, có mạng phân phối toàn cầu, xuất khẩu không hạn chế sản lượng Surumi tới tập đoàn này.

 

Surumi của Coimex được khách hàng ở các nước châu Âu, châu Mỹ đón nhận bởi sản phẩm được chế biến có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, bằng cách loại bỏ xương, loại bỏ các tạp chất và chất gây dị ứng trong hải sản, không có cholesteron. Coimex luôn giữ đúng nguyên tắc không dùng bất kỳ loại hóa chất nào để chế biến sản phẩm. Coimex đã ứng dụng đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm như: HACCP, Halai, GMP, BRC, ISO 9001:2008 và có code DL286 để xuất khẩu đi EU.

 

Coimex đặt mục tiêu cho năm 2012 là 16.000 tấn sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu 43 triệu USD. Bên cạnh đó, Coimex sẽ thực hiện nhiều dự án đầu tư như: Góp vốn cùng với các nhà đầu tư để xây dựng nhà máy chế biến Surimi công suất 10.000 tấn một năm, tại vùng có nguồn nguyên liệu tốt và dồi dào như Kiên Giang, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động quý 3/2012.

 

Hiện tại, Coimex đã tiến hành hợp tác trao đổi công nghệ, kỹ thuật chế biến với Tập đoàn Texchem Malaysia và đầu tư thêm một dây chuyền chế biến hàng Surimi mô phỏng, vốn đầu tư do công ty này cung cấp và bao tiêu sản phẩm sang các nước EU, Mỹ và châu Á.

 

Trong năm nay, Coimex cũng sẽ đầu tư thêm dây chuyền sản xuất càng ghẹ do khách hàng Pháp bao tiêu đầu ra và mở rộng triển khai sản xuất thêm nhiều mặt hàng rau, củ, quả, mực, hải sản phối trộn để xuất khẩu vào thị trường có sẵn như: Nhật bản, Hàn Quốc và mở rộng thêm các thị trường khác trong khu vực châu Á. Đặc biệt, Coimex đang triển khai thực hiện hợp đồng gia công với Tập đoàn Korea và Nhật Bản gia công rong biển, tạo việc làm ổn định, tăng kim ngạch xuất khẩu và thu nhập cho người lao động.

 

http://vnexpress.net



--
Blog Cao su Việt