Trang

Xác định thời gian lưu hóa tối ưu cho sản phẩm cao su dầy

Thiết bị ở phòng thử nghiệm vLAB cho phép tìm ra được chế độ lưu hóa tối ưu, kèm đồ thị ghi rõ quá trình biến đổi vật lý của keo cao su. Ở đó người ta đọc được thời gian,  và các chỉ số từ đó suy đoán chính xác để áp dụng vào thực tế.
Tuy nhiên, trong thực tế khi gặp phải các phẩm không theo đúng chuẩn của phòng thử nghiệm, người ta cần xem xét hình dạng, bề dày mỏng, có kèm theo phôi sắt hay không, khuôn mẫu  và các chế độ ổn định nhiệt cho khuôn, và tất nhiên là phương pháp thao tác của quá trình lưu hóa ....., để có một chế độ lưu hóa chính xác.
Các nhân viên công nghệ còn phải lấy mẫu thực, kiểm tra nhiều lần để chắc chắn rằng đã có được một thời gian và nhiệt độ thích hợp.

Sau đây là bài viết của Quốc Anh, Cty Cao su Đức Minh đăng trên Diễn đàn cao su caosu.org về việc xác định thời gian lưu hóa cho sản phẩm dầy. Qua đó có đề xuất một khuôn mẫu để kiểm tra rất tiện lợi.
Mời các bạn tham khảo :

Xác định thời gian lưu hóa tối ưu cho sản phẩm dầy

Quốc Anh, Cao su Đức Minh

Trong công nghệ việc xác định chính xác thời gian lưu hóa sản phẩm dầy rất khó khăn. Nếu ngắn quá tại vùng lõi không chin, có hiện tượng xốp, nếu lâu quá phần ngoài sẽ giảm tính năng cơ lý và lãng phí năng lượng.

Trước hết ta làm quen với thuật ngữ: Blow point (điểm thổi) là điểm xuất hiện các bong bóng do lưu hóa chưa chín trong lòng các sản phẩm. Xem thí dụ dưới đây, lưu hóa một sản phẩm tròn chín hoàn toàn khi cắt ngang ra sản phẩm rắn chắc, không có bong bong (H1), nếu lưu hóa chưa đủ thời gian bong bóng sẽ xuất hiện (H2) điểm bắt đầu có bong bong được gọi là Blow point.


Việc cắt những sản phẩm lớn ra để theo dõi là một việc khó khăn và tốn kém. Để xác định điểm blow point cho các loại đơn pha chế trong phòng thí nghiệm, từ đó xác định thời gian lưu hóa cho sản phẩm trong công nghệ, các nhà sản xuất máy thí nghiệm đã cho ra đời các máy BLOW POINT ANALYSER (BPA).

Tuy nhiên, với kinh phí hạn hẹp chúng ta có thể tự chế tạo một khuôn lưu hóa sản phẩm có mặt cắt hình thang như dưới đây, cho cao su vào lưu hóa trên khuôn bằng ở một nhiệt độ nhất định trong một thời gian nhất định. Sau khi để nguội cắt dọc mẫu thử ta sẽ xác định được ứng với nhiệt độ và thời gian trên ta chỉ lưu hóa được sản phẩm dầy bao nhiêu. Từ đó có thể suy đoán ra thời gian lưu hóa sản phẩm mình cần.
 
 
 




Sau đây là hình ảnh sản phẩm cao su được sản xuất tại nhà máy Cao su Việt :
Sản phẩm cao su đánh giấy


Mời các bạn ghé thăm trang Web diễn đàn cao su việt:       www.caosu.org
Nếu các bạn quan tâm đến bánh xe cao su, đệm cao su, các chi tiết cao su chịu mòn....thì ở Diễn đàn sẽ có nhiều bài viết thú vị. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét